Xin chào! Bạn có thể Đăng nhập hoặc Đăng kí.
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/26/06/26/141700117972.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/02/39/141681477122.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/03/17/141681707042.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/03/44/141681868661.jpg

7 bệnh mẹ có thể truyền sang con

Thời gian đăng: 16-09-2013 16:45 | 2542 lượt xemIn bản tin

 

 

 

Người mẹ mắc bệnh viêm gan B, lậu… có thể truyền sang con trong thời kỳ mang thai.

1. Viêm gan B

Người mẹ bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi lên tới 90% (nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh). Ngoài ra viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của bé chưa tự sản xuất ra kháng thể nên bé có xu hướng dễ nhiễm virus gây viêm gan B.

Theo bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc (Sức Khỏe & Đời Sống), nếu như ở người lớn 90% trường hợp nhiễm viêm gan B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn (chỉ có 10% chuyển thành “mạn tính”) thì ở bé (nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh), bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số bé này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan...

Phòng tránh: Để mẹ không lây truyền viêm gan B cho con, trước hết người mẹ bị viêm gan B phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho bé ngay sau khi sinh. Có thể tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B; tiêm văcxin hoặc cả hai.

Ngoài ra, cần tiêm văcxin phòng viêm gan B cho bé theo đúng lịch tiêm chủng.

 

2. Bệnh lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể (âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng). 

Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời (hoặc có điều trị nhưng không triệt để) thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền cho con. Bé có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh; trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở bé sơ sinh do vi khuẩn lậu.

Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt làm cho mi mắt bé biến dạng (phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh và xuất huyết). Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù… Ðôi khi bé bị lây nhiễm cả lậu và Chlamydia, thường từ chất tiết của cổ tử cung mẹ.

Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ sinh non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của bé.

Phòng tránh: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (quan hệ tình dục với người chồng bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ), cần làm xét nghiệm ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh có thể điều trị dễ dàng; do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu.

3. Herpes (mụn rộp)

Mẹ mắc mụn rộp cũng có thể truyền cho con. Virus có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể bé, gây tổn thương các bộ phận (mắt, gan, lách, thậm chí cả não bộ). Những triệu chứng điển hình là bé ngủ lơ mơ suốt ngày, bú kém, hay quấy khóc; tiêu chảy, khó thở và có thể lên cơn giật. 

Những bé bị nhiễm virus toàn thân có thể tử vong hoặc tàn phế vì di chứng não và mắt. Nếu qua khỏi, bệnh cũng có thể tái phát ở tuổi thiếu niên.

Phòng bệnh: Người mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh ở cơ quan sinh dục trước khi có ý định mang thai. Nên đi khám thai theo định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ mắc bệnh mụn rộp. 

4. Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục

Sự lây nhiễm virus gây u sùi có thể xảy ra ngay khi bé còn trong tử cung, nên việc mổ lấy thai cũng khó tránh được nhiễm bệnh. Bệnh gặp nhiều nhất ở bé 2-5 tuổi, gây u sùi ở thanh quản, đôi khi ở khí quản và phổi. Đa số trường hợp mắc u sùi đều tự khỏi, song đôi khi bệnh tái phát (kể cả khi đã cắt bỏ phần cơ thể nhiễm bệnh). Có thể điều trị bệnh bằng tia xạ nhưng nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao.

Phòng tránh: Người mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh ở cơ quan sinh dục trước khi có ý định mang thai. Nên đi khám thai theo định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục. 

5. Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục

Bé có thể nhiễm nấm từ mẹ trong khi sinh. Tuy bệnh không nghiêm trọng song làm cho bé khó chịu, quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và mặt trong má, thành từng đám trắng. Phương pháp điều trị hiện nay là dùng thuốc nystatin hoặc bôi ngoài da thuốc kem chống nấm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Phòng tránh: Người mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh ở cơ quan sinh dục trước khi có ý định mang thai. Nên đi khám thai theo định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục.

 

6. Chlamydia

Mẹ mắc chlamydia có thể truyền sang con trong thời gian mang thai. Bệnh gây viêm mắt bé sơ sinh (khoảng 2 tuần sau đẻ), viêm phổi và viêm ống tai. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở thành mạn tính. 

Chứng viêm phổi thường bộc lộ ở bé vào tuần thứ 6 sau sinh với triệu chứng ho, thở gấp, nhưng không sốt. Nếu ho nhiều sẽ làm cho bé không bú được và không lên cân. Bé cần được điều trị bằng erythromycine theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

7. HIV

Khi mang thai, HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. 

Tuy nhiên tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số bé em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau. 

Phòng tránh: Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chăm sóc thai sản, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Bình luận

Danh mục album
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video giới thiệu
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?

Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Xấu

Nhập mã

Xem kết quả

Video Giới Thiệu