Xin chào! Bạn có thể Đăng nhập hoặc Đăng kí.
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/26/06/26/141700117972.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/02/39/141681477122.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/03/17/141681707042.jpg
  • upload/web/50/509710/slide/2014/11/24/03/44/141681868661.jpg

5 nguyên nhân làm bé ăn chậm

Thời gian đăng: 16-09-2013 16:24 | 2073 lượt xemIn bản tin

 

 

 


Nhiều mẹ chăm con nhỏ tỏ ra bất lực vì không biết làm thế nào để con chịu ăn, ăn nhanh. Theo tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội), với bé dưới 2 tuổi việc ăn uống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Thói quen ăn chậm thường do cha mẹ hay người nhà tạo cho bé từ khi còn rất nhỏ.

Dưới đây, tiến sĩ Hương đưa ra một số vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bé ăn chậm:

1. Thức ăn không vừa miệng bé

Nếu thức ăn không ngon do nấu quá kỹ hoặc quá sống, nát, rắn, mặn, nhạt… thì cha mẹ cần chỉnh lại cách nấu ăn của mình. Đồng thời chú ý thường xuyên đổi món cho bé. Việc này không chỉ là thay đổi chất đạm, tanh, rau, củ… mà còn thay đổi cả hình thức như: bún, phở, cháo, bánh, cơm nếp, cơm nắm…

 

2. Ăn quá nhiều bữa, bị nhồi nhét quá nhiều trong ngày hoặc ăn vặt

Dạ dày của bé thường nhỏ hơn người lớn, vì vậy lượng thức ăn của bé ít hơn là điều dễ hiểu. Thế nhưng, nhiều phụ huynh đã quá lo lắng nên cho con ăn rất nhiều bữa. Điều này thực sự có hại cho dạ dày của bé, làm giảm nhu cầu ăn. Việc ăn quá nhiều bữa, ăn vặt khiến bé mất hứng thú ăn, sợ ăn, dạ dày có thể bị ảnh hưởng không tốt.

3. Tâm trạng căng thẳng

Một trong những điều ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của bé chính là tâm trạng căng thẳng. Việc này có thể do bé thường xuyên được xem tivi, máy tính, não bé hoạt động quá nhiều trong ngày dẫn đến tình trạng stress, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của bé nói chung và việc ăn uống của bé nói riêng.

Trong khi bé ăn, nếu có áp lực tâm lý nặng nề, bé sẽ bị ức chế. Việc này cản trở quá trình tiết dịch vị trong miệng và làm cho việc nhai nuốt trở nên khó khăn hơn. Tình hình có thể nghiêm trọng tới mức bé có thể bị nghẹn hoặc nôn ói.

4. Đau răng, họng, viêm amidan, bỏng thực quản do nôn ói, mệt mỏi

Một trong những nguyên nhân chán ăn của bé là do bé thực sự mệt mỏi hoặc các cơ quan trong đường tiêu hóa có vấn đề. Cha mẹ cần hiểu rõ tình trạng của bé trước khi cho con ăn.

Chẳng hạn, khi mới nôn ói, bé bị bỏng thực quản nên rất khó ăn uống tốt như lúc bình thường. Lúc đó, mẹ nên có chế độ ăn phù hợp.

5. Ăn chậm thành thói quen

Thói quen này thường do cha mẹ hay người nhà tạo cho bé từ khi còn rất nhỏ. Khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm thường có những cơn chán ăn cấp tính do tình trạng trạng mệt mỏi vì bệnh tật hoặc sự thay đổi thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này nhiều người đã cho bé vừa ăn vừa chơi, đi rong, xem tivi… Nhiều bé dần dần không thể ăn nếu không xem tivi hoặc không đi rong khắp phố.

Điều này tạo thói quen ăn uống chậm chạp, đồng thời gây ảnh hưởng xấu cho dạ dày của bé.

Một số lời khuyên cho cha mẹ trong việc cho bé ăn:

- Nghiên cứu và đưa ra thời gian phù hợp cho các bữa ăn trong ngày.

- Liên tục đổi bữa và tăng cường chất lượng bữa ăn.

- Tạo không khí thoải mái khi ăn, mẹ nên tôn trọng ý thức của con. Khi bé kêu no thì mẹ hãy ngừng việc cho ăn, việc ép bé ăn không bao giờ mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe của bé để có thực đơn và lịch ăn phù hợp.

- Chấm dứt các hình thức cho ăn thiếu khoa học như: vừa ăn vừa chơi, xem tivi, đi rong… 

Với bé có thói quen ăn uống chậm chạp, cần phải đặt quy định thời gian với bé. Những bữa ăn đầu tiên bé có thể ăn ít hơn bình thường. Nhưng tình trạng này sẽ cải thiện sau một tuần nếu thực hiện nghiêm túc quy định thời gian. Đồng thời lưu ý giữa các bữa ăn hạn chế tối đa các bữa phụ để tạo cảm giác đói cho con.

Bình luận

Danh mục album
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video Giới Thiệu
Video giới thiệu
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào?

Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Xấu

Nhập mã

Xem kết quả

Video Giới Thiệu